Người tiêu dùng Việt Nam trong năm nay đang rất mong chờ thời điểm thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực về 0% khi bước sang năm 2018. Tuy nhiên, Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, đã được Thủ Tướng Chính phủ ký ban hành ngày 17/10/2017 sẽ là rào cản lớn đối với xe nhập khẩu cả mới lẫn cũ về Việt Nam.
Theo cam kết của Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), xe có tỷ lệ nội địa hóa trong khối từ 40% trở lên sẽ có thuế nhập khẩu 0% từ năm 2018. Như vậy đồng nghĩa với việc thuế nhập khẩu ô tô sản xuất từ các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia về Việt Nam sẽ là 0%. Điều này khiến không ít người tiêu dùng Việt Nam vui mừng và hồi hộp chờ đợi sang năm 2018 để mua xe nhập khẩu.
Tuy nhiên, mới đây, ngày 17/10/2018, Chính phủ đã ban hành quy định mới cho xe nhập khẩu trong Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Theo đó, xe nhập khẩu về Việt Nam có thêm nhiều rào cản hơn trước.
Để có thể hoạt động kinh doanh ô tô nhập khẩu trong nước, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải thông qua những quy định ngặt nghèo.
Theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cần có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải cấp.
Về trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Theo Nghị định trên, các giấy tờ doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu bao gồm:Nghị đinh trên cũng quy định về trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô của cả doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô. Cụ thể, đối với ô tô chưa qua sử dụng, thời hạn bảo hành tối thiểu là 3 năm hoặc 100.000 km đối với ô tô con; tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô khách và tối thiểu 1 năm hoặc 30.000 km với các loại ô tô còn lại, tùy theo điều kiện nào đến trước. Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, thời hạn bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 1 năm hoặc 20.000 km đối với các loại ô tô còn lại, tùy theo điều kiện nào đến trước.
– Bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.
– Bản chính phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô.
– Tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.
Theo quy định trước đây, khi nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ lấy 1 xe làm mẫu mang đi thử nghiệm. Những lô hàng sau nhập mẫu xe đó thì không cần thử nghiệm lại. Nhưng theo quy định mới ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Như vậy, mỗi lô hàng nhập về, đều phải thử nghiệm giống nhau làm tăng thêm chi phí và thời gian. Chưa kể, nếu số lượng xe nhập về nhiều, quá tải, sẽ phải mất nhiều thời gian chờ đợi khiến chi phí kho bãi tăng. Tất cả tính vào giá thành khiến giá xe khó giảm như mong đợi.
Nhiều đơn vị kinh doanh thừa nhận không dễ để vượt qua hàng rào quy định mới này đặc biệt là việc phải cung cấp bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô nhập và chi phí nhập xe cũng sẽ đội lên khi mỗi một lô hàng nhập khẩu phải mang 1 chiếc xe đi thử nghiệm. Theo các DN, chi phí như thế vào khoảng 40-100 triệu đồng/lần và phải chờ từ 2 tuần đến 2 tháng mới có kết quả. Do đó, nếu một lô nhập nhiều thì sẽ rủi ro mà nhập ít thì chi phí cùng thủ tục tăng lên nhiều lần.
Một số chuyên gia nhận định quy định mới này dường như là con bài “giải cứu” cho xe nội, ngăn chặn làn sóng xe nhập có thể ồ ạt vào Việt Nam năm 2018 và người tiêu dùng khó hi vọng giá xe sẽ phá mức đáy hiện nay.
Trong khi đó, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải là ô tô đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định.
Có thể nói, với Nghị định mới này, ô tô nhập khẩu mặc dù có thuế về 0% nhưng khó có cơ hội về nước một cách ồ ạt do nhiều rào cản về thủ tục cũng như về mặt an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đây cũng là cơ đội lớn để ngành sản xuất ô tô nội địa bứt phá.
Quỳnh Trang (Tuoitrethudo)